Digital Marketing

10 dự báo về xu hướng Digital Marketing năm 2020

Posted on

Điều gì đang làm thay đổi hành vi người tiêu dùng – những xu hướng công nghiệp và công nghệ mới nào sẽ làm phá vỡ nhiều chiều hướng của Marketing trong năm 2020 ? Các chuyên gia quảng cáo và marketing của Google từ EMAE ( Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) sẽ chia sẻ các dự báo của họ từ đó giúp bạn có được những lợi thế cạnh tranh trong kỹ nguyên Marketing đầy thách thức này.

1. Những nội dung video ngắn và đơn giản

Mục tiêu thời thượng nhất của những bạn Teenagers (Thanh thiếu niên) là trở nên nổi tiếng trên TikTok. Sự phát triển rộng rãi của các ứng dụng chia sẻ video đã “vô tình tiết lộ” phương thức mới mà người tiêu dùng tương tác với nội dung – những kiểu nội dung “độc quyền”, sáng tạo, chưa qua chỉnh sửa, thông minh, ngắn và dễ làm. Nhưng hàm ý ở đây là gì cho các nhà làm tiếp thị (marketer) khi mà người dùng đang vô cùng quan tâm đến những video ngắn – ngắn hơn bao giờ hết.

Một phương án mà chúng ta có thể làm trong thời gian tới là tái hiện lại “thuật kể chuyện” (Storytelling) trong các quảng cáo – sử dụng những hình thức ngắn cũng như tận dụng công nghệ máy học (Machine Learning) để có thể phục một cách đa dạng nhất đến nhiều nhóm đối tượng người dùng khác nhau qua đó kêu gọi tương tác và đồng hành trên hành trình khám phá những điều mới.

Một vài thương hiệu như Nike, Lego đã thực hiện khá thành công trên youtube và 2020 dự kiến sẽ chứng kiến một làn sóng quảng cáo nhằm khám phá mô hình mới mẽ này.

2. Trợ lý giọng nói (Voice Assistant)

Trợ lý ảo sẽ trở thành một “điểm chạm” (Touchpoint) tương tác to lớn đối với khách hàng. Cuối năm 2021 sẽ có khoảng 1.6 tỉ người dùng tính năng trợ lý ảo trên những nền tảng thông thường và sở thích của họ sẽ không chỉ tập trung vào việc hỏi (asking) thời gian và gửi mail.

Sự thay đổi của khách hàng kéo theo việc chúng ta cũng cần sẵn sàng để dịch chuyển đến một nền kinh tế đàm thoại, nơi mà trợ lý ảo tại nhà sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bằng việc đáp ứng nhu cầu và cảm xúc của khách hàng ngay tại thời điểm tương tác, thương hiệu sẽ có thể xây dựng nhiều hơn những trải nghiệm tốt và tức thời đến khách hàng.

3. Chuyển đổi tiếp thị số (Digital Marketing Transformation)

Công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta ngoài những gì mà chúng ra có thể nhận biết được. Những gì mà chúng ta đã từng chỉ dám kì vọng ở các dịch vụ cao cấp nhất thì bây giờ chúng ta có thể kì vọng nó từ bất kì sản phẩm hay dịch vụ nào.

Chuyển đổi tiếp thị số (Digital Marketin Transformation” là chìa khoá thành công hôm nay và chúng ta có thể kì vọng nó sẽ trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn trong 2020.

4. Tiếp thị đại chúng (Inclusive Marketing)

Tiếp thị đại chúng hay Inclusive Marketing là hình thức làm marketing dựa trên việc truyền tải một thông điệp, sản phẩm hay dịch vụ… đến cho nhiều nhóm người tiêu dùng khác nhau. Với các chiến dịch marketing đại chúng thì người nhận thông điệp quảng cáo không chỉ gói gọn trong một tệp khách hàng nhỏ mà là hướng tới khách hàng đại chúng, nơi mà rất nhiều tệp khách hàng “bị lôi kéo” vào cùng một chiến dịch.

Ngày nay, người tiêu dùng mong muốn nhận được nhiều thông tin hơn từ phía thương hiệu. Người tiêu dùng thực sự muốn biết quan điểm của thương hiệu đối với các vấn đề quan trọng của thế giới và cách mà thương hiệu đóng góp một cách tích cực nhất. Trong 2020, những cách nhìn nhận của thương hiệu trước các vấn đề như: đa dạng hoá và đại chúng, thay đổi khí hậu và sự bền vũng sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều.

Ví dụ: Người tiêu dùng kì vọng để nghe nhiều tiếng nói khác nhau từ đó chúng ta nên cân nhắc các vấn đề về nhận diện bản sắc, văn hoá cũng như các yếu tố mang tính đại diện. Những thương hiệu như Axe và Gillette trong những chiến dịch gần đây cũng đã tạo ra nhiều sự chuyển biến mang tính toàn cầu trong cách suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng. 

5. Trải nghiệm của người dùng trên điện thoại di động

Trong 2020, người tiêu dùng sẽ kì vọng một sự trải nghiệm “mượt mà” nhất trên các kênh, bao gồm cả thiết bị điện thoại di động. Tuy nhiên, tỉ lệ chuyển đổi trên điện thoại di động hiện thời luôn thấp hơn trên các thiết bị máy tính. Những nhà làm marketing đang tập trung nỗ lực trên thiết bị điện thoại di động nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Đầu tư công nghệ mới chẳng hạn như: AMP và PWA
  • Tăng cường trải nghiệm dựa trên hành vi tìm kiếm của người tiêu dùng
  • Sử dụng những kĩ thuật đo lường nâng cao để đo lường tốt hơn hành trình khách hàng (Customer Journey)
  • Sử dụng chiến lược giá thầu tự động để tăng cường giá trị của các chiến dịch

6. Sự minh bạch của thương hiệu

Khoảng 60% thế hệ Z (Gen Z) – những người sinh từ 1995 đến 2005 nói rằng họ muốn thay đổi thế giới. Và thế hệ mới này có đủ công cụ để nhận thức rõ về những thương hiệu mà họ tương tác.

Tại Pháp, cứ 6 người thì có 1 người sử dụng Yuka – ứng dụng quét mã vạch giúp đánh giá về lợi ích cho sức khoẻ của sản phẩm. Đối với phân khúc thời trang cao cấp, Good On You – thương hiệu phân loại thương hiệu dựa trên tín ngưỡng của họ.

Người tiêu dùng không quan tâm nếu 77% các thương hiệu biến mất. Từ đó đối với những thương hiệu nếu muốn xây dựng những sự khác biệt hoá mang tính cạnh tranh trong 2020 thì không thể không thể hiện rõ vai trò của thương hiệu đối với xã hội.

7. Cá nhân hoá theo quy mô

Chúng ta đang sống trong một kỹ nguyên mới nơi mà tiếp thị truyền thống (Traditional Marketing) được định hình lại bằng máy học (Machine Learning). Các nhà làm marketing đang ngày càng nhận thức và nắm bắt rõ hơn về trải nghiệm khách hàng và cá nhân hoá theo quy mô khi mà máy học có thể giúp họ hiểu rõ hơn về hành trình khách hàng để từ đó có thể tăng lượng tương tác với thương hiệu cũng như tăng thêm giá trị ở những khoảnh khắc trọng yếu nhất của khách hàng.

Bằng cách sử dụng có trách nhiệm về những thông tin đó của khách hàng, các nhà làm marketing có thể thực hiện các chương trình marketing một cách cá nhân hơn, cụ thể hơn và đa kênh hơn. Khả năng máy học có thể hiểu và thích nghi cho phép tạo ra những sự tương tác với người tiêu dùng một cách cá nhân và liên quan nhất. Nhà sản xuất ô tô Carkoda, chẳng hạn, đã sử dụng thành công công nghệ này để cá nhân hóa quảng cáo video của họ theo quy mô.

Môt ví dụ điển hình gần đây nhất của nhà sản xuất xe máy Skoda là họ đã sử dụng công nghệ để cho ra các quảng cáo video được cá nhân hoá theo quy mô lớn.

8. Tìm kiếm trực quan

Năm nay đánh dấu 20 năm kể từ khi phát minh ra Google Images (Tìm kiếm bằng hình ành). Người tiêu dùng đang ngày càng dựa vào hình ảnh khi tìm kiếm câu trả lời, quyết định mua dịch vụ hoặc sản phẩm nào, hoặc thậm chí ngay khi cả tìm kiếm cảm hứng. Vì vậy, cũng rất nhiều từ đó, từ năm 2016 đến 2018, lượt tìm kiếm hình ảnh của Google đã tăng trưởng trên 60% trên thiết bị di động.

Đánh đúng sự kết hợp giữa văn bản và hình ảnh có thể đạt được kết quả to lớn. Vào năm 2020, Google sẽ tiếp tục thử nghiệm trực quan hóa Tìm kiếm để giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo thích nghi và phát triển các chiến dịch của họ trong kỷ nguyên trực quan này.

9. Digital Marketing theo định hướng dữ liệu.

Các nhà làm marketing sẽ ngày càng hướng tới việc sử dụng máy học và tự động hóa để mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn. Trong khi trước đây có thể đạt được kết quả tốt với marketing dựa trên các quy tắc cơ bản, thì giờ đây điều này ngày càng được sử dụng ít hơn. Người tiêu dùng đang mong đợi nhận được những thông điệp phục vụ cho nhu cầu cá nhân của họ.

Các nhà quảng cáo sử dụng máy học để kích hoạt dữ liệu của chính họ có thể kiểm soát chính xác hơn các chiến lược đặt giá thầu thông qua các mô hình dự đoán. Điều này cho phép tập trung vào các chuyển đổi có giá trị nhất để mang lại lợi nhuận tốt hơn cho chi tiêu quảng cáo và từ đó tạo ra nhiều doanh thu hơn. Các nhà quảng cáo tiên tiến như Otto và Freenet đã áp dụng phương pháp này thành công.

10. Các chiến dịch dẫn đầu sáng tạo

Bạn đã thấy một trong những quảng cáo đầu tiên trên thế giới được phát triển cho TV chưa? Đó là một quảng cáo radio được tái sử dụng. Lịch sử lặp lại khi chúng ta thấy quảng cáo truyền hình dài được chỉnh sửa cho video trực tuyến. Trong thực tế, các chiến dịch dẫn đầu về sáng tạo có cơ hội lớn hơn để tạo ra sức ảnh hưởng.

Trong năm 2020, sẽ có sự tập trung mạnh mẽ hơn vào các chiến lược sáng tạo tiên phong dựa trên sự hiểu biết về người tiêu dùng. Cách tiếp cận này cho phép linh hoạt hơn và đo lường tốt hơn – và có “đất” nhiều hơn cho sự sáng tạo. Nó cũng có thể được điều chỉnh để hiển thị quảng cáo có liên quan đến đúng người vào đúng thời điểm, với cơ hội để thử nghiệm beta và đo lường tại chỗ. Để có cảm hứng sáng tạo, hãy xem chiến dịch video của Nescafé Dolce Gusto sau đây:

 

Nguồn: MarketingTrips

7 sai lầm các doanh nghiệp hay mắc phải với Google Adwords

Posted on Updated on

Bạn mong muốn có được một lượng paid traffic dồi dào cho website của mình? Đó hoàn toàn là điều đúng đắn bởi trước bối cảnh nhiễu loạn của thế giới số trực tuyến hiện nay, việc tạo ra các chiến dịch marketing số theo phương pháp đưa thông điệp thương hiệu trực tiếp tới độc giả mục tiêu qua các quảng cáo trả tiền là một phương pháp vô cùng tuyệt vời. Và bạn sẽ thấy rằng Google Adwords là một dịch vụ rất dễ để bắt đầu cũng như nhanh chóng quản lý theo hướng tiếp cận trên.

images
Thế nhưng, không bởi vì nó dễ bắt đầu mà bạn có thể ngay lập tức thu về lợi tức đầu tư khả quan (ROI) với dịch vụ này.
Rất nhiều nhà quảng cáo CPC đều bắt đầu với ý tưởng hay ho nhưng thiếu nhiều kinh nghiệm khi áp dụng chúng cho từng chiến dịch quảng cáo. Kết quả là họ đã phạm phải những sai lầm hết sức phổ biến, làm nguy hại đến khả năng sinh lợi của chiến dịch và không phát huy được tối đa năng lực của chiến dịch đó. Nếu như bạn bắt đầu một campaign trên GA với kết quả rất mờ nhạt thì hãy thử ngâm cứu các sai lầm và giải pháp mà chúng tôi sẽ chia sẻ ngay dưới đây để có thể cải thiện PPC ROI của mình:

1. Nhắm mục tiêu các từ khoá quá rộng

Nếu bạn mới chỉ là nhà quảng cáo mới bắt đầu thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào tham gia đấu giá các từ khóa rộng như “giày nữ” được. Thậm chí nếu bạn có thể thì bạn sẽ phải trả với giá rất rất cao so với lợi nhuận thực sự bạn sẽ thu về.
Thay vào đó, hãy bắt đầu chiến dịch AdWords với các nhóm từ năm đến 10 từ khóa đuôi dài – ưu tiên các từ khóa mà bạn đã thống kê được trong Google Analytics hay Google WT. Chỉ mở rộng chiến dịch của bạn đến các từ khóa rộng hơn khi bạn có thể chứng minh được cơ hội có được ROI với các truy vấn tại cấp độ này.

2. Đưa quá nhiều từ khóa trong nhóm quảng cáo

Xét về một khía cạnh lý tưởng nhất cho các chiến dịch quảng cáo thì bạn sẽ cần tạo ra các trang landing page và quảng cáo PPC “độc” cho từng từ khóa mà bạn muốn nhắm đến. Nhờ vậy mà trải nghiệm của người dùng của bạn cũng được nhắm đến một cách chính xác nhất. Thế nhưng, bởi vì không ai có quá nhiều thời gian để làm như vậy cho từng loại từ khóa, nên hãy liên kết các nhóm từ 5 – 10 từ khóa lại để bắt đầu như đã đề cập ở trên. Với cách làm này thì bạn sẽ ngăn chặn được việc nhồi nhét quá nhiều từ và cụm từ không liên quan trong cùng một Ads hoặc landing page.

3. Chạy ads trên loại chiến dịch “Mạng tìm kiếm có lựa chọn hiển thị”

Google cố gắng để thúc đẩy sự kết hợp giữa các loại chiến dịch khác nhau, thế nhưng thực tế là tìm kiếm và hiển thị các định dạng Adwords luôn đòi hỏi các hướng tiếp cận quảng cáo khác nhau. Luôn chú tâm vào tìm kiếm, hiển thị hoặc cả hai, nhưng chắc chắn rằng bạn đang áp dụng những phương pháp theo chuẩn trong ngành cho từng loại hình chiến dịch riêng biệt.

4. Đưa traffic trực tiếp đến trang chủ của bạn

Mỗi một lượt khách truy cập mà bạn giữ được thông qua các quảng cáo PPC nên được chuyển hướng cho họ đến các trang landing page đã được thiết kế vô cùng bắt mắt và tương tác chuẩn xác với nhu cầu của khách truy cập đó. Nếu bạn chỉ đơn giản là đưa số khách truy cập thông qua ads đến trang chủ thôi thì bạn không thể đưa họ những thông tin mà họ muốn tìm. Điều này dẫn đến tăng Bounce Rate và lỡ nhiều cơ hội chuyển đổi cao cũng như gia tăng các phí quảng cáo không cần thiết.
Điều này đồng nghĩa với việc là bạn phải bỏ thêm một chút công sức nữa để thiết kế và tùy chỉnh các landing page cho chiến dịch PPC, nhưng kết quả mang lại sẽ vô cùng xứng đáng với công sức. CÁc công cụ như Unbounce hay Leadpages có thể sẽ giúp ích cho quá trình này.

5. Không chèn thêm các từ khóa phủ định vào từ khóa

Giả sử bạn đang chạy một website có bán các sản phẩm là giày dép cho phụ nữ. Tùy thuộc vào loại phù hợp bạn sử dụng, chiến dịch PPC cho từ khóa “giày dép nữ” sẽ hiển thị các cụm từ từ “thiết kế giày dép nữ” cho đến “giày dép nữ giá rẻ”.
Bởi lẽ từng lượt click cũng ngốn số tiền bạn bỏ ra nên việc thêm từ “giá rẻ” cho cụm từ “giày dép phụ nữ” sẽ giúp bạn tránh gặp phải những kẻ chỉ thích hỏi giá cả.

6. Không xoay vòng đồng đều cho hiển thị quảng cáo biến thể

Nếu bạn tạo nhiều hơn một biến thể quảng cáo (mà bạn nên tạo, cho mục đích thử nghiệm A/B) thì mặc định của Google sẽ phục vụ tối đa cho các quảng cáo mà tin rằng nó sẽ hoạt động tốt hơn thường xuyên hơn. Trong khi điều này có thể giúp ROI của chiến dịch tổng thể, thế nhưng lại không cung cấp cho bạn một thử nghiệm phân chia đồng đều vì tần số của màn hình dao động quảng cáo của bạn không phải là số chẵn.

Để điều này không xảy ra, đầu tiên, bạn hãy vào “Settings” của tài khoản Google Ads, sau đó nhấp chuột vào “Advanced Settings”. Tại đó, bạn sẽ tìm thấy bốn tùy chọn xoay vòng quảng cáo, đó là: “Tối ưu hóa cho nhấp chuột”, “Tối ưu hóa cho chuyển đổi,” “Xoay vòng Đồng đều” và “Xoay vòng Vô thời hạn”. Chọn và phần “Xoay vòng Vô thời hạn”để giữ cho dữ liệu của bạn luôn gọn gàng.

7. Không đo lường ROI

Nếu bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo Adwords mà không có sự đo lường để xác định xem số lượng click của bạn được chuyển đổi thành bao nhiêu khách hàng thì bạn gần như lãng phí tiền bạc vào những traffic vô cùng kém chất lượng. Hãy theo dõi các chuyển đổi mà bạn nhận được từ các lượt click qua quảng cáo để xem xét đối tượng nào bạn nên tập trung hơn trong tương lai, chiến dịch nào nên được đẩy mạnh và khối lượng từ khóa nào nên bị giảm xuống để mang lại lợi nhuận cao nhất.

Theo dõi chuyển đổi trên website yêu cầu bạn, thứ nhất là phải xác định nguồn thu lại tỷ lệ chuyển đổi cao và sau đó cài đặt một điểm ảnh theo dõi Adwords hoặc thiết lập các mục tiêu Google Analytics cho website của bạn, Nó sẽ phức tạp hơn một chút so với việc chỉ đơn giản là chạy một chiến dịch mà không theo dõi chuyển đổi. Thế nhưng các bước trên là những cách duy nhất và thực tế nhất để giúp bạn nhận thức được chiến dịch của bạn có xứng đáng nhận được một positive ROI hay không.

Nguồn: Tổng hợp

Những sai lầm “kinh điển” cần tránh khi làm Digital Marketing

Posted on

mistake-paint-860x450_c
Sai lầm 1: Xây dựng kế hoạch sơ sài

Việc thiếu một chiến lược được tổ chức chặt chẽ sẽ làm lãng phí thời gian, tiền bạc và cơ hội. Trước khi bạn bỏ tiền vào Digital marketing, bạn phải vạch ra trước những kế hoạch sau:

  • Thấu hiểu thị trường. Một doanh nghiệp cần phải xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai; các yếu tố về địa lí, nhân khẩu học của khách hàng; các kênh phân phối hiện tại và tất cả những thông tin dự báo xu hướng của thị trường (bao gồm cả sản phẩm liên quan).
  • Thực hiện phân tích sơ đồ SWOT để xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp của bạn.
  • Xác định được mục tiêu marketing chiến lược. Mục tiêu chiến lược đặt ra sẽ là tổng hợp của những nỗ lực marketing, các mục tiêu nhỏ và chỉ số KPI sẽ được sử dụng để đo lường mức độ thành công.
  • Xác định ngân sách. Đầu tiên phải xác định ngân sách marketing tổng thể. Sau đó, ngân sách này sẽ được phân bổ cho các kênh tiếp thị cá nhân như thế nào. Bạn cần chi tiêu một cách khôn ngoan, nhất là khi bạn có một ngân sách hạn hẹp. Ví dụ, nếu bạn cần chiến lược quảng cáo có tác dụng ngay lập tức, hãy xem xét sử dụng PPC thay vì social marketing.

Xây dựng kế hoạch là yếu tố then chốt tạo nên nền tảng của một kế hoạch marketing, và nếu không có giai đoạn này thì cơ hội thành công sẽ giảm đi đáng kể.

Sai lầm 2: Kì vọng Digital marketing sẽ đem lại hiệu quả tức thời

Khi thực hiện một kế hoạch Digital marketing cho các công ty, chúng ta sẽ nhận được những lời yêu cầu đa dạng về quy mô, kích thước, ngân sách của chiến dịch. Và dù là các công ty chi tiêu 5000USD hay 500.000USD vào các hoạt động digital marketing trong một tháng thì ngay lập tức, tất cả đều đem đến một kết quả như nhau. Trong hầu hết các trường hợp, mực thậm chí mực còn chưa kịp khô trên bản hợp đồng thì điện thoại và email của chúng tôi đã liên tục nhận được các câu hỏi đai loại như: “Tại sao thương hiệu chúng tôi chưa xuất hiện trên trang 1 của Google”… Ngay cả khi hiệu quả của chiến dịch được thông báo rõ ràng, Ý nghĩ cho rằng digital marketing sẽ đem lại hiệu quả ngay lập tức là một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất, đặc biệt là cho các công ty mới đi vào thực hiện. Thực tế, phải bỏ ra nhiều thời gian để phát triển chiến dịch, tối ưu hóa, cải thiện nhiều mặt để đạt được kết quả mà bạn mong đợi.

Điếu quan trọng là phải truyền đạt được điều này với khách hàng của bạn. Sau đây là những mốc thời gian trung bình cho các chiến dịch:

  • PPC (Pay Per Click): 90 ngày. Đây là con số ước tính trung bình. Nhưng với chiến dịch PPC, việc đấu thầu cần phải được tối ưu hóa và phải thực hiện trước việc kiểm tra A/B để tìm ra các từ khóa mà khách hàng có thể click vào để tìm thông tin mua hàng. Điều này không xảy ra trong một đêm, cần phải có thời gian kiểm tra, điều chỉnh chiến lược nhằm lôi kéo khách hàng- và thường là 90 ngày.
  • SEO (Search Engine Optimization): 90- 180 ngày. SEO là một trong những khía cạnh bí ẩn nhất của Digital Marketing và Google đang nắm giữ tất cả các lá bài và họ đang liên tục thay đổi các quy tắc của trò chơi. Do đó cần cố gắng thiết lập các mục tiêu có thể đạt được và quản lí các kì vọng của khách hàng trong khả năng cho phép. 90 ngày là con số khá khó, thông thường là phải cần 180 ngày, tất cả phụ thuộc vào mục tiêu xếp hạng và mức độ cạnh tranh của từ khóa mà bạn lựa chọn.
  • Social Media: 30 ngày. Bạn nên tham gia vào các mạng xã hội để lắng nghe khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và lên lịch những nội dung mà bạn sẽ thực hiện. Truyền thông xã hội đã được thống kê thành các dữ liệu và cần được theo dõi như bất kì kênh tiếp thị nào khác. Những bài viết cần phải nhắm vào mục tiêu cụ thể, các đối tượng chính trong chiến lược quảng cáo của bạn. Phương tiện truyền thông xã hội sẽ đóng góp một phần quan trọng trong bất kì chiến lược tiếp thị nội dung nào.

Có rất nhiều vị dụ khác nhau về sự đa dạng của digital Marketing, nhưng bạn cần phải nắm được điểm mấu chốt sau:

Hãy kiên nhẫn để các nhận ra được hiệu quả của các chiến dịch. Chỉ vì không thấy được kết quả trong 1,2 tuần mà làm bạn lo lắng và thay đổi chiến lược là điều không nên. Có quá nhiều lần những công ty cứ lẩn quẩn quanh việc thay đổi chiến lược mà không bao giờ xác định được yếu tố mấu chốt mang lại hiệu quả là gì.

Sai lầm 3: Không phân tích kỹ càng

Digital marketing không còn là một cái gì đó vô hình nữa, nơi không ai biết số tiền được chi ra đã đem lại những kết quả như thế nào. Với sự ra đời của phần mềm phân tích mới, mỗi đồng đô la, mỗi lượt xem, mỗi nhấp chuột có thể được theo dõi và phân tích. Câu hỏi đặt ra là liệu bạn có đủ nguồn lực để phân tích chính xác các dữ liệu này hay không.

Là chủ doanh nghiệp, người quản lý hoặc nhân viên tiếp thị thì đó là trách nhiệm của bạn khi thông báo về công ty số tiền mà bạn đang chi tiêu cho ngân sách tiếp thị của mình. Ngay cả khi bạn đã thuê ngoài hoặc tập huấn một đội ngũ nhân viên ngay trong công ty, làm thế nào để bạn biết rằng họ có đủ điều kiện hoặc thực hiện theo tiêu chuẩn tối ưu chưa?

Thậm chí nếu một thương hiệu đang làm việc với một agency, các bên liên quan phải nhận thức và làm chủ được các điểm dữ liệu quan trọng. Ví dụ, nếu bạn đang chạy các chiến dịch PPC, bạn nên biết làm thế nào để đăng nhập vào Adwords và kiểm tra lịch sử tài khoản và có thể theo dõi các thay đổi thông số cho tài khoản. Điều này nên được thực hiện với bất kì hình thức digital marketing nào. Biết các điều khoản, KPI và thực hành chúng một cách tốt nhất. Số lượng tài liệu học tập miễn phí trên mạng là vô tận. Nếu bạn không có thời gian thì bạn nên tìm một người nào đó. Thuê một nhà tư vấn để chạy kiểm toán mỗi tháng và giúp loại bỏ các công việc không đủ tiêu chuẩn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền trong thời gian dài. Nó cũng sẽ giữ cho agency của bạn và nhân viên của họ biết có một người nào đó có đủ chuyên môn để kiểm tra công việc của họ.

Sai lầm 4: Không có một cái nhìn toàn diện về “Digital Picture”

Vốn dĩ những bạn nào đã tìm hiểu về Digital Marketing thì có lẽ đã hiểu được độ rộng lớn cũng như sức mạnh mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp. Để có thể tận dụng được tối đa những giá trị mà digital mang lại, bản thân người làm marketing phải phân tích được các khía cạnh cụ thể như: Paid Media, Owned Media và Earned Media. Ngày nay, “nhà nhà làm digital”, “người người làm digital”, tuy nhiên không phải doanh nghiệp hay người làm Marketing nào cũng có thể phân tích được một cách chi tiết từng công cụ (tools), kết hợp những giá trị riêng rẽ để giành được lợi ích tổng quát. Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp chọn được công cụ phù hợp với doanh nghiệp chứ không phải là doanh nghiệp đầu tư dàn trải tất cả các công cụ.

Bạn hiểu gì về Digital Marketing

Posted on Updated on

digital-marketing-banner

Kỹ Thuật Số đến từ những hình thức đơn giản như lưu trữ (nhạc số, ảnh số, phim số) đến những phương tiện truyền thông phức tạp như internet, điện thoại di động.

3  Khái niệm Digital Marketing 

  1. “Digital Marketing is the use of Internet as a medium for marketing and communication”Asia Digital Marketing Association

Tiếp thị số là việc sử dụng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và truyền thông

Đặc điểm phương tiện truyền thông của Digital Marketing

Digital Media    =   Traditional Media

+ Measurable (có khả năng đo lường)

+ Targetable   (nhắm đúng khách hàng mục tiêu)

+ Optimize able ( có thể tối ưu)

+ Addressable  (xác định)

+ Viralable

+ Relevancy

+ Interactively

  1. “Digital Marketing is the practice of promoting products and services using database-driven online distribution channels to reach consumers in a timely, relevant, personal and cost-effective manner” – Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc.

Tiếp thị số là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ, trong đó sử dụng các kênh phân phối trực tuyến – định hướng theo cơ sở dữ liệu – nhằm tiếp cận đến khách hàng đúng thời điểm, thích hợp, cá nhân hóa và chi phí hợp lý.

Chỉ một kênh của Digital là mạng xã hội Twitter đã giúp Dell bán được 1 triệu usd vào năm 2009. Rất nhiều các thương hiệu mạnh đang bán hàng trên mạng xã hội.

  1. Digital marketing’ describes the management and execution of marketing using electronic media such as the web, e-mail, interactive TV, wireless media in conjunction with digital data about customers characterstics and behaviour. –Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing.

Tiếp thị số là việc quản lý và thực hiện các hoạt động marketing, trong đó sử dụng các phương tiện điện tử, như: website, email, phương tiện không dây kết hợp với các dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.  

Các công cụ căn bản của Digital Marketing

  • Online advertising (Quảng cáo trực tuyến)
  • Email marketing (Tiếp thị qua email)
  • SEM  – Search engine marketing ( Paid listing – quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, tại Việt Nam rất phổ biến với Google Adwords)
  • SEO – Search Engine Optimization (tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm)
  • Online PR (PR trực tuyến)
  • Mobile marketing (Tiếp thị qua điện thoại di động)
  • Social Media

Các công cụ Digital Marketing vẫn đang tiếp tục phát triển và mở rộng

Digital Marketing có 3 đặc điểm : sử dụng phương tiện kỹ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số, tương tác được với khách hàng.

Nguồn: Blog Chamxanh

Nguồn gốc của sự sáng tạo trong quảng cáo

Posted on Updated on

Trước khi nói đến sự sáng tạo trong quảng cáo. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về sự sáng tạo nói chung. Sáng tạo đơn giản là “Sáng” và “Tạo”. “Sáng” ở đây bắt nguồn từ “Buổi Sáng”, là bình minh. Tượng trưng cho sự khởi đầu một ngày mới, một điều gì đó mới mẽ sắp được sinh ra hay bắt đầu. Chữ “Tạo” bắt nguồn từ sự Tạo Dựng, xây dựng nên một điều gì đó. Khi ghép lại với nhau chúng ta có sáng tạo. Sáng tạo được hiểu đơn giản là tạo nên những điều gì đó mới mẽ, chưa từng ai làm, hoặc làm lại những điều mà người khác đã làm nhưng theo một cách tiếp cạnh khác nào đó.

creative

Trong lĩnh vực quảng cáo. Sáng tạo được hiểu là tạo ra những ý tưởng (Ideas) liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (Brand) mà ý tưởng đó xuất phát từ chính chiến lược của doanh nghiệp và chạm được vào tâm lý của khách hàng (insight).

Người ta ví sáng tạo trong quảng cáo giống như một con tàu chạy giữa biển khơi vậy. Để con tàu đó đi đúng hướng, cập đúng cảng thì ngoài việc nó cần phải có những quyết định đúng đắn trên suốt con đường đi thì nó cũng cần phải có một chiếc la bàn. Đó chính là kim chỉ nam cho nó. Đó là chiến lược quảng cáo.

Có một câu nói khá thú vị liên quan tới sự sáng tạo là: “Sáng tạo mà không theo chiến lược thì chỉ làm đẹp, sáng tạo có chiến lược thì mới đúng là quảng cáo”.

Vậy đâu là kim chỉ nam cho sự sáng tạo trong quảng cáo. Đó chính là bảng tóm tắt sáng tạo (Creative Brief).

Sau đây là những nội dung chính cho một Creative Brief chuẩn trong quảng cáo.

  1. Job Description.

Đây là những hạng mục công việc cụ thể mà bạn muốn bộ phận creative thực hiện trong chiến dịch quảng cáo (kịch bản TVC, thiết kế print ads, logo…).

  1. Target Audience.

Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ thích gì? Họ làm nghề gì? Thái độ sống của họ như thế nào? Thu nhập của họ ra sao? … Bạn mô tả chân dung khách hàng mục tiêu của bạn càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu thì cơ hội thành công trong chiến dịch quảng cáo của bạn càng cao bấy nhiêu.

Để tránh quảng cáo tiếp cận sai đối tượng, tiết kiệm được chi phí, thời gian. Bạn cần phân biệt rõ ràng các khái niệm như: Primary Target Audience, Secondary Target Audience, User, End-User, customer, consumer.

Hiểu được tâm lý, nguyện vọng của họ là bạn đã thành công rồi đấy.

Trước khi công ty bạn đi sâu vào thực hiện chiến dịch quảng cáo thì bạn cần đặt câu hỏi là bạn thiết kế chiến dịch sáng tạo này là để làm gì. Bạn muốn khách hàng biết tới nó, sử dụng nó hay là một mục tiêu nào khác.

Sau khi có được mục tiêu rồi. Bạn cũng cần đặt ra câu hỏi là liệu những mục tiêu đó có thực tế so với nguồn lực mà bạn có hay không. Ít nhất là ở hiện tại.

  1. Single – Minded – Proposition (SMP).

Đây được coi là linh hồn, là trọng tâm của Creative Brief, là tiền đề cho sự sáng tạo. SMP được hiểu là điểm khác biệt nhất của sản phẩm hay dịch vụ có khả năng tác động mạnh mẽ nhất đến tâm lý của khách hàng mục tiêu, khiến khách hàng mục tiêu nhớ đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn và cân nhắc sử dụng nó.

Nếu khách hàng mục tiêu của bạn chưa tin tưởng vào những sản phẩm hay dịch vụ của bạn thì đây là phần bạn cần đưa ra những lý do khiến khách hàng của bạn tin sản phẩm của bạn, lợi ích hay giá trị mà sản phẩm bạn mang lại cùng với đó là những sự đảm bảo, sự cam kết. Đây là những lý do mà bạn muốn khách hàng mục tiêu của bạn tin là những SMP ở trên là đúng.

Nếu bạn biết các cấp độ của một sản phẩm thì đây chính là sản phẩm bổ sung hỗ trợ cho SMP.

  1. Key Response

Bạn mong muốn hàng động gì từ khách hàng sau chiến dịch quảng cáo này, sau sự sáng tạo này. Bạn muốn khách hàng phải dùng thử nagy sản phẩm của bạn, bàn tán về sản phẩm của bạn, truyền miệng sản phẩm của bạn hay hành động nào khác.

  1. Desired Brand Character.

Đây chính là điều mà bạn mong muốn khách hàng của bạn cảm nhận về sản phẩm hay dịch vụ do bạn cung cấp. Cách thức mà bạn truyền đến khách hàng là như thế nào. Chẳng hạn như khi nói đến bia Heineken. Bạn sẽ hình dung được sự độc đáo, thông minh, lịch lãm…đó chính là “Thân Hình” của thương hiệu.

Đây là phần cuối cùng trong bảng tóm tắt sáng tạo (Creative Brief). Nó bao gồm logo, slogan, tagline, certification, website, email, số điện thoại của công ty bạn. Đây chính là phần mà khách hàng sẽ nhận diện thương hiệu của bạn và tìm đến bạn.

Bài viết ở trên có sử dụng một số tài liệu trích dẫn của Thầy Nguyễn Hòa Thuận, Creative Director, Saatchi & Saatchi Việt Nam khi Trà còn học ở VietNamMarcom và được chỉnh sửa lại. Chúc các bạn thành công.