dam me

7 yếu tố quan trọng bạn cần quan tâm trước khi quyết định khởi nghiệp

Posted on Updated on

khoi-nghiep-thanh-cong_1

1. Một ý tưởng kinh doanh độc đáo

Có thể nói ý tưởng là hình dung đầu tiên, chớm nghĩ đầu tiên làm tiền đề để bạn bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh cho riêng mình. Ý tưởng đó có thể đến từ kinh nghiệm của chính bạn, có thể đến từ những lời khuyên của bạn bè hay cũng có thể đến từ nhu cầu thực tế của thị trường. Nhưng dù cho ý tưởng đó bắt nguồn từ đâu đi chăng nữa thì bạn cần phải hiểu rỏ một điều là ý tưởng đó của bạn phải thực tế, bạn có khả năng thực hiện hóa chúng. Và tất nhiên bạn phải đảm bảo ý tưởng đó phải được khảo sát thật kỷ từ chính khúc thị trường mà bạn muốn gia nhập và cạnh tranh.

2. Một niềm đam mê cháy bỏng

Nếu bạn thực sự đam mê những gì bạn đang và sẽ làm, tự tin với nó thì có lẽ bạn đã thành công được hơn năm mươi phần trăm. Và ngược lại nếu bạn thiếu tự tin về những gì bạn sẽ làm thì chắc chắn bạn đã thật bại gần năm mươi phần trăm rồi đó. Có một câu triết lý đơn giản “Bạn không thể làm cho khách hàng đam mê sản phẩm của bạn nếu bạn không đam mê chúng một cách cháy bỏng”.

Bên cạnh đó nếu bạn đã thực sự “cháy” thì bạn sẽ luôn tìm được giải pháp để giúp bạn vượt qua những lúc mà doanh nghiệp bạn gặp khó khăn nhất.

3. Tố chất của một doanh nhân

Điều quan trọng đầu tiên bạn cần lưu ý là liệu bạn đã chuẩn bị đầy đủ những tố chất cần thiết để trở thành một doanh nhân hay chưa? Bạn có thể tham khảo mô hình 4D bao gồm các yếu tố mà một doanh nhân cần có do nhóm chuyên gia của canada đã phân tích. 4D đó là: Desire (khao khát), Drive (động lực) , Discipline (kỷ luật) và Determination (quyết tâm).

Một doanh nhân thành công thì chỉ ý tưởng độc đáo thôi còn chưa đủ. Bạn cần có đủ khao khát, sự quyết tâm cao để vượt qua những trở ngại hay những thất bại mà bạn có thể phải đối diện ngay thời gian đầu.

4. Những kiến thức cần thiết về kinh doanh

Kiến thức về kinh doanh ở đây bao gồm kiến thức về chính sản phẩm hay dịch vụ mà bạn muốn khởi nghiệp. Kiến thức về những khách hàng mà bạn mong muốn sẽ đáp ứng nhu cầu của họ. Kiến thức về tâm lý trong kinh doanh hoặc những kiến thức khác mà bạn cảm thấy cần thiết trong lĩnh lực mà bạn chọn. Ngoài ra bạn cũng nên trang bị nhiều kiến thức về marketing, bán hàng để từ đó bạn có thể nhận biết được, so sánh được doanh nghiệp của bạn với những đối thủ mà doanh nghiệp bạn sẽ phải đối mặt.

5. Đâu là nguồn vốn mà bạn sẽ huy động

Nguồn vốn là do chính bản thân bạn bỏ ra, do chính người thân, gia đình, bạn bè của bạn đầu tư hay là bạn phải đi huy động vốn từ những tổ chức cho vay tài chính, tín dụng. Không quan trọng bạn huy động nguốn vốn để kinh doanh bằng cách nào. Bạn chỉ cần lưu ý nguồn vốn đó của bạn phải đủ bền và chắc chắn để có thể duy trì sự sống cho doanh nghiệp của bạn. Ít nhất là cho đến khi doanh nghiệp của bạn kinh doanh có lợi nhuận.

6. Những kỷ năng thiết yếu để trở thành một nhà quản trị

Bạn có thể vận dụng mô hình 4 yếu tố chủ đạo của một nhà quản trị để trang bị thêm kiến thức và kỷ năng cho mình. Mô hình P-O-L-C bao gồm: Planning (hoạch định), Organizing (tổ chức), Leading (lãnh đạo), Controlling (kiểm soát).

Hoạch định: Bạn phải xác định tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp bạn. Xác định những mục tiêu mà bạn cần đạt được cũng như xây dựng hệ thống những chiến lược kinh doanh cụ thể, những phương thức để đạt được những mục tiêu mà bạn đề ra

Tổ chức: Để bộ máy cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bạn hoạt động có hiệu quả. Bạn cần xây dựng một kết cấu công việc cũng như nhân sự một cách khoa học nhất. Nghĩa là bạn phải xác định được năng lực thực sự ở những nhân viên của bạn, đặt họ vào đúng vị trí cần thiết và phát huy tối đa tài năng của họ.

Lãnh đạo: Một nhà lãnh đạo tài ba là một nhà lãnh đạo luôn chắc chắn rằng họ hiểu nhân viên cấp dưới của họ, biết cách động viên và điều khiển họ đi tới đích. Nếu bạn đang có những nhân viên luôn luôn sẵn sàng hợp tác và đóng góp ý kiến của họ thì có lẽ bạn hẳn là một nhà quản trị xuất sắc rồi đó.

Kiểm tra: Song song với những chiến lược và lộ trình mà bạn đề ra thì yếu tố kiểm tra là luôn cần thiết. Bạn phải đảm bảo là bạn đang đi đúng hướng, mọi việc luôn ở trong tầm kiểm soát và hạn chế tối đa những sai lệch trên suốt chặng đường bạn đi.

7. Sự động viên và ủng hộ từ phía những người thân.

Người người xung quanh bạn như gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp của bạn luôn là những nguồn cảm hứng tạo sức mạnh và động lực cho chính bạn. Trong trường hợp bạn còn e dè hay thiếu tự tin để bắt đầu thì chắc chắn những sự động viên và ủng hộ này là nguồn lực không thể bỏ qua rồi.

Nếu bạn đã thực sự chuẩn bị đầy đủ những yếu tố trên thì đã đến lúc bạn nên bắt đầu con đường khởi nghiệp của bạn được rồi đó. Chúc bạn thành công.